4rum A1 ^^!!
♥️ Chào mừng các bạn ghé thăm Forum A1 ♥️
Chúc các bạn có những giây phút thư giãn vui vẻ.
♥️ Welcome to Forum A1 ♥️
Join us, please.
Have a nice day.

Join the forum, it's quick and easy

4rum A1 ^^!!
♥️ Chào mừng các bạn ghé thăm Forum A1 ♥️
Chúc các bạn có những giây phút thư giãn vui vẻ.
♥️ Welcome to Forum A1 ♥️
Join us, please.
Have a nice day.
4rum A1 ^^!!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Try for a new future!!

[b]
Bài gửiNgười gửiThời gian
2-5-2014 vườn xoài Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterMon May 05, 2014 9:17 pm
họp lớp :)))))))) Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterThu Mar 20, 2014 8:49 pm
TÌNH YÊU CÁCH TRỞ. Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterThu Oct 14, 2010 10:19 pm
Vì tôi là chàng khờ ( Gửi người tôi yêu) Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterTue Oct 12, 2010 3:03 pm
Now or Never Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterSun Feb 28, 2010 3:17 pm
Scream (Zack efron) Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterSun Feb 28, 2010 9:46 am
The boys are back Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterSun Feb 28, 2010 9:35 am
Mot su thieu xot Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterSun Feb 28, 2010 8:41 am
phong cách sống(tt) Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterSat Feb 27, 2010 10:25 am
Tập nhảy lò cò có thể chạy với tốc độ 64km/h Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterThu Feb 18, 2010 8:57 am
Nộp giấy vụn khuyên tiền ủng hs nghèo Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterThu Feb 18, 2010 8:57 am
Chúc xuân ^^ Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterMon Feb 15, 2010 8:41 am
Tú thanh thj tap 6 Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterSun Feb 14, 2010 7:20 am
Bánh chưng ngày tết Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterSat Feb 13, 2010 9:17 pm
một kinh nghiệm sống Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) MasterSat Feb 13, 2010 9:15 pm

You are not connected. Please login or register

Thần tượng của tổ 2 (Phần 2)

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) Empty Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) Tue Nov 24, 2009 9:06 pm

TakiKnight

TakiKnight
Administrator
Administrator

Karl Heinrich Marx nhà triết học thiên tài.
Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) Marx2Karl Heinrich Marx (5/5/1818 - 14/3/1883) là nhà triết học, nhà kinh tế chính trị và nhà cách mạng của thế kỉ 19. Ông được coi là cha đẻ của Chủ nghĩa Cộng sản. Ông tin rằng Chủ nghĩa Tư bản, giống như các hệ thống kinh tế xã hội trước đó, sẽ tạo ra những mâu thuẫn bên trong chính nó và sẽ dẫn đến sự tự phá hủy. Giống như Chủ nghĩa Tư bản thay thế cho chế độ phong kiến, rồi đến lượt Chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế bởi Chủ nghĩa Cộng sản.

Mặt khác, ông cũng nhận định rằng những thay đổi kinh tế xã hội đã xảy ra thông qua những hành động cách mạng có tổ chức. Theo cách này, Chủ nghĩa Tư bản sẽ chấm dứt thông qua các cuộc cách mạng có tổ chức của tầng lớp lao động quốc tế.

Karl Marx là con thứ 3 trong một gia đình có 7 anh chị em, cha mẹ ông là người Do Thái. Marx được dạy học ngay tại nhà cho đến khi 13 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trường Trier Gymnasium, Marx đăng kí học ngành luật tại University of Bonn năm 1835 khi ông 17 tuổi. Marx rất yêu thích học triết học và văn học, nhưng bố ông không cho phép bởi vì nghĩ rằng những ngành học đó ít có khả năng ủng hộ ông với vai trò là một học giả trong tương lai. Năm sau, bố Marx đã bắt ông phải chuyển sang một ngành hàn lâm hơn nhiều tại trường Friedrich-Wilhelms-Universität ở Berlin. Marx có tấm bằng Tiến sĩ năm 1841 với luận án tốt nghiệp The Difference Between the Democritean and Epicurean Philosophy of Nature.

Marx và những người Hegel trẻ tuổi

Cánh Tả hay còn gọi là những người Hegel trẻ tuổi, bao gồm một nhóm các nhà triết học và nhà báo có tư tưởng đối lập với người thầy của mình là Hegel đứng đầu là Ludwig Feuerbach và Bruno Bauer. Mặc dù nhóm những người này chống lại quan điểm siêu hình của Hegel, nhưng họ lại tận dụng được phương pháp biện chứng của ông với vai trò là một công cụ vô cùng mạnh mẽ nhằm phê bình chính trị và tôn giáo. Marx đã tham gia vào nhóm này.


Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) Marx
Cuối tháng 10 năm 1843, Marx tới Paris, và vào ngày 28 tháng 8 năm 1844, tại quán Café de la Régence on the Place du Palais ông đã bắt đầu một tình bạn quan trọng nhất trong cuộc đời với một người đóng vai trò rất lớn trong lịch sử, Friedrich Engels. Engels đã đến Paris với ý định gặp Marx, trước đó họ đã gặp nhau ở Rheinische Zeitung năm 1842. Engels tới để trao đổi với Marx về cuốn Điều kiện của Tầng lớp lao động ở Anh năm 1844 (The Condition of the Working Class in England in 1844). Về phần mình, Marx đến Paris để làm việc với Arnold Ruge (một nhà cách mạng người Đức) để xuất bản tạp chí Deutsch-Französische Jahrbücher (một loại biên niên sử bằng 2 thứ tiếng Đức - Pháp).

Không thành công với tạp chí này, Marx chuyển sang viết cho một trong những tờ báo cấp tiến nhất của Đức tại Paris, tờ Vorwärts, được thành lập và điều hành bởi một tổ chức bí mật.

Engels, một người cộng sản tận tâm, đã nhen lên niềm đam mê của Marx trong việc nghiên cứu tầng lớp lao động và kinh tế học. Marx đã trở thành một người cộng sản và cho ra đời hàng loạt tác phẩm mang tên Các bản thảo về vấn đề kinh tế và triết học năm 1844 (Economic and Philosophical Manuscripts of 1844). Trong các bản thảo này, Marx đã đưa ra các khái niệm về Cộng sản, dưới sự ảnh hưởng của triết học Ludwig Feuerbach, và dựa trên sự tương phản giữa bản chất của lao động dưới chủ nghĩa Tư bản và xã hội Cộng sản.

Vào tháng 1 năm 1845, sau khi tờ Vorwärts bầy tỏ quan điểm ủng hộ nhiệt thành sự ám sát vua Frederick William IV của Prussia, Marx và nhiều người khác được ra lệnh rời Paris, vì vậy ông và Engels đã chuyển đến Brussels, Bỉ.
Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) Marx01Marx đã hiến thân cho sự nghiệp nghiên cứu lịch sử và xây dựng nên chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là trong một bản thảo được xuất bản với tên The German Ideology. Trọng tâm của bản thảo nói lên rằng "bản chất của mỗi cá nhân phụ thuộc vào điều kiện vật chất và điều này quyết định năng suất lao động của họ." Marx đã lần theo lịch sử của các phương thức sản xuất khác nhau và dự đoán sự sụp đổ của Chủ nghĩa Tư bản công nghiệp, được thay thế bằng chủ nghĩa cộng sản. Đây là sản phẩm được các học giả coi là giai đoạn tiếp theo trong sự nghiệp của ông, xóa bỏ sự ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn bị ảnh hưởng bởi Feuerbach trước đó.

Sau đó Marx viết tác phẩm The Poverty of Philosophy và một tác phẩm phê phán trường phái Xã hội Pháp. Những tác phẩm này là nền móng để Marx và Engels xây dựng nên tác phẩm nổi tiếng nhất, Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản, lần đầu tiên xuất bản ngày 21 tháng 2 năm 1848, với vai trò là tuyên ngôn của Hiệp hội cộng sản, một nhóm các nhà cộng sản Châu Âu bị ảnh hưởng bởi Marx và Engels.

Sau đó, châu Âu đã trải qua các cuộc cách mạng xáo trộn. Marx bị bắt giam và trục xuất khỏi Bỉ. Một trào lưu cấp tiến đã diễn ra ở Pháp và tước đoạt quyền lực của vua Louis-Philippe; Marx được mời quay trở lại Paris, nơi ông được tận mắt chứng kiến cuộc Khởi nghĩa Những ngày Tháng 6.

Sau cuộc khởi nghĩa, Marx quay trở lại Cologne và bắt đầu làm việc cho tờ Neue Rheinische Zeitung. Trong thời kì làm việc ở đây, ông bị bắt ra ra tòa 2 lần nhưng cả 2 lần ông đều được xử trắng án. Tờ bào đã bị cấm hoạt động và ông quay trở lại Paris, nhưng lại bị buộc phải rời đi lần nữa. Lần này ông đến tránh ở London.

Thời gian ở London

Marx chuyển đến London tháng 5 năm 1849, nơi ông sống đến cuối đời. Năm 1952, ông làm phóng viên cho tờ New York Tribune. Năm 1857, ông đã đưa ra một bản thảo 800 trang về vốn, đất đai, lao động, nhà nước, ngoại thương, và thị trường thế giới. Tuy nhiên tác phẩm này mãi đến năm 1941 mới xuất bản. Đầu những năm 1860, ông đưa ra tác phẩm gồm 3 tập: Các học thuyết giá trị thặng dư (Theories of Surplus Value), bàn về các học thuyết kinh tế chính trị, đặc biệt là Adam Smith và David Ricardo. Tác phẩm này được coi là quyển thứ 4 viết về Tư bản. Năm 1867, tập 1 phân tích về quá trình tư bản của sản xuất được xuất bản. Tập 2 và 3 chỉ được Engels xuất bản sau khi Marx đã qua đời. Các tập viết về Tư bản chậm xuất bản là do Marx đã tốn rất nhiều thời gian và công sức với Quốc Tế I, ông được chọn làm Chủ tịch Hội đồng vào năm 1864.
Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) Jenny_and_marx
Trong những năm cuối đời, sức khỏe của Marx bị suy sụp. Ông đã cố gắng đưa ra những bình luận về tình hình chính trị đương thời đặc biệt là của Đức và Nga.

Những người có ảnh hưởng đến Marx

- Phương pháp biện chứng và duy vật lịch sử của Friedrich Hegel
- Kinh tế chính trị cổ điển của Adam Smith và David Ricardo
- Trường phái xã hội và xã hội học Pháp, đặc biệt là của Jean-Jacques Rousseau
- Chủ nghĩa duy vật Đức, đặc biệt là Ludwig Feuerbach

Các tác phẩm nổi tiếng của Marx

1. The Capital (Das Kapital), xuất bản phần đầu năm 1867
2. The Communist Manifesto, xuất bản lần đầu 1848
3. The German Ideology, xuất bản lần đầu tiên 1932
4. The Economic and Philosophic Manuscripts of 1844
5. Civil War in France, 1872

Ảnh hưởng của Marx

Tác phẩm của Marx và Engels bao trùm một các phạm vi rất rộng và đưa ra những phân tích sâu sắc về lịch sử và xã hội trên khía cạnh mối quan hệ giai cấp. Những người đi sau đã cố gắng xây dựng nên một cái nhìn lí thuyết toàn cảnh và đầy đủ dựa trên những tác phẩm của hai người.

Sáu năm sau khi Marx qua đời, Engels đã thành lập nên Quốc Tế II là cơ sở cho các nhà hoạt động chính trị. Tổ chức lần này đã thành công hơn Quốc tế I rất nhiều. Quốc tế II sụp đổ năm 1914, một phần do một số thành viên của tổ chức chuyển hướng, một phần do sự phân chia bởi Chiến Tranh thế giới I.
Thần tượng của tổ 2 (Phần 2) Karl_JennyMarx
Chiến tranh thế giới thứ I dẫn đến cuộc Cách mạng Nga năm 1917, trong đó những người còn lại của Quốc tế II do Vladimir Lenin dẫn đầu đã lên nắm quyền. Cuộc cách mạng đã khiến công nhân toàn thế giới lập nên tổ chức của riêng họ Quốc Tế III. Lenin được coi là người tiếp nối của Marx, và phát triển Chủ nghĩa Lenin, kêu gọi cuộc cách mạng được tổ chức và lãnh đạo tập trung bởi Đảng Cộng Sản.

Marx tin rằng Cách mạng cộng sản sẽ diễn ra ở những xã hội công nghiệp như Pháp, Đức và Anh, nhưng Lenin cho rằng dưới thời đại của Chủ nghĩa Đế quốc, và do Quy luật phát triển không đều, ở đó một mặt nước Nga là một xã hội nông nghiệp chậm tiến, mặt kia có các quốc gia công nghiệp phát triển, "sợi dây chuyền" có thể đứt ở điểm yếu nhất. Cuộc cách mạng có thể xảy ra ở những nước công nghiệp Châu Âu, nơi có đầy đủ các yếu tố để phát triển thành chủ nghĩa Xã hội, và điều này sẽ quay trở lại trợ giúp công nhân ở các nước nghèo.

http://yume.vn/phan_hau

Serenader

Serenader
Administrator
Administrator

lên cơn khùng hả?

http://vn.360plus.yahoo.com/crystal_th15

Nhokhappy

Nhokhappy
Moderator
Moderator

Chẳg thể hỉu nổi nữa

http://vn.myblog.yahoo.com/sunflower_h08

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết