Với sáng kiến Diễn đàn Đông Á về Biến đổi khí hậu, Việt Nam đang nỗ lực viết nên câu chuyện thu hút sự quan tâm của thế giới và định vị chính mình ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đối khí hậu toàn cầu.
Bất chấp thất bại gây thất vọng của Hội nghị Copenhagen vừa qua, biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục là chủ đề nóng trong mối quan tâm của thế giới, điển hình như ở Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos tuần qua. Những thông điệp mạnh mẽ hơn đã được lãnh đạo các quốc gia đưa ra tại Davos.
Xuất hiện tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, trong phiên thảo luận đặc biệt về Cộng đồng Đông Á, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã phát đi thông điệp Việt Nam muốn đi đầu trong nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam kiến nghị thành lập một Diễn đàn Đông Á về Biến đổi Khí hậu để đưa ra các biện pháp phối hợp hành động chung tại khu vực và đóng góp vào việc hình thành một khuôn khổ hợp tác toàn cầu xử lý thách thức to lớn này của nhân loại.
"Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức hội nghị đầu tiên của diễn đàn này trong năm 2010".
Với thông điệp đó, Việt Nam đang định vị chính mình ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đối khí hậu toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới. Ảnh: Reuters"Việt Nam ở một vị thế rất tốt để trở thành một phần trong hệ thống toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu: mối đe dọa có thực của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển của Việt Nam, năng lực có một không hai của Việt Nam trong việc can dự vào việc giải quyết vấn đề toàn cầu này", ông Michael Jenkins, người đứng đầu tổ chức Forest Trends, chuyên về môi trường của Mỹ từng nhận xét.
Hơn nữa, như ông Michael phân tích, với Copenhagen, đặc biệt là qua vòng đàm phán thứ 4, người ta có thể thấy rõ, sẽ không phải là Mỹ, hay Trung Quốc, Ấn Độ có thể đóng vai trò đi đầu. Mà các nước như Brazil, Mexico, Indonesia hay Việt Nam sẽ trở thành tiếng nói có trọng lượng trong giai đoạn hậu Copenhagen.
"Chính các bạn sẽ tạo nên một nhóm có trọng lượng, có khả năng xây dựng nền tảng một hiệp định mới về biến đổi khí hậu toàn cầu".
Việt Nam thậm chí còn có vai trò chiến lược hơn trong việc đóng vai trò dẫn đầu tại khu vực. "Các bạn có vị thế rất mạnh, ngay ở giữa trung tâm của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt Nam lại là nước duy nhất ở khu vực đã có những động thái tích cực như ra luật về bảo tồn đa dạng sinh học...", ông Micheal nói.
Việt Nam đã thể hiện rất rõ quyết tâm chính trị của mình trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Là nạn nhân của biến đổi khí hậu và sự nóng lên của Trái đất, ở giữa trung tâm của cuộc chiến, Việt Nam ra lời kêu gọi một diễn đàn khu vực để "đưa ra các biện pháp phối hợp hành động chung tại khu vực và đóng góp vào việc hình thành một khuôn khổ hợp tác toàn cầu".
Còn nhớ, chỉ vài tuần trước, trong chuyến thăm tới Việt Nam và gặp gỡ các giới, GS Joseph Nye, cha đẻ của thuyết sức mạnh mềm cũng đưa ra lời khuyên tương tự. "Việt Nam nên dẫn dắt ASEAN, đưa ASEAN có một thỏa thuận đối phó với biến đổi khí hậu".
GS Nye phân tích, là nước có khả năng chịu ảnh hưởng lớn, vì lợi ích của chính mình, Việt Nam cần dẫn đầu trong cuộc chiến ngăn biến đổi khí hậu.
"Thay vì đến dự hội nghị lớn như Copenhagen rồi quay lại cơ chế cũ như G77 và các nước giàu phản đối lẫn nhau không đưa tới đâu, chúng ta nhận thấy lợi ích chung giữa Việt Nam, ASEAN và nước khác để làm việc cùng nhau đưa giải pháp chung về biến đổi khí hậu".
Nhà tư tưởng đối ngoại hàng đầu của nước Mỹ tin rằng, chính sách Việt Nam đưa ra sẽ hấp dẫn Mỹ, Châu Âu và ASEAN, gia tăng sức hấp dẫn của Việt Nam, từ đó nâng cao uy tín và nhận được ủng hộ của các nước.
"Thế giới đã thấy rõ ý chí chính trị của Việt Nam trong ứng phó với vấn đề này, và rất nhiều đối tác sẵn lòng bắt tay với Việt Nam", ông Michael trao đổi với VietNamNet.
Là chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đang có trong tay cơ hội để "kể với thế giới câu chuyện của mình", "khiến thế giới muốn lắng nghe mình", nhất là trong vấn đề toàn nhân loại đang cùng lo lắng.
Tập hợp sự quan tâm, ủng hộ của các nước, tranh thủ cơ hội do năm Chủ tịch ASEAN mang lại, Việt Nam đang nỗ lực tạo dựng và củng cố sức mạnh mềm của mình với thế giới. Đó là câu chuyện của một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, biết chung tay lo các vấn đề của thế giới.
Và sẽ là hiệu quả hơn, nếu Diễn đàn Đông Á không chỉ thành hình với tư cách một "talk show", nơi người ta đến, phát biểu, mà là cơ chế của hành động, nơi các quốc gia có thể cùng ngồi lại, cùng thúc đẩy cam kết cắt giảm carbon và trách nhiệm của các nền kinh tế đang nổi, điều thế giới đã không thể đạt được với Copenhagen.
Với kinh nghiệm thành công của ASEAN trong vai trò người kết nối các nước lớn Đông Á, hi vọng Việt Nam sẽ đóng vai trò tích cực xây dựng một ASEAN thống nhất, cùng ngồi lại với các nước lớn Đông Á, trong đó có cả thủ phạm lớn của phát thải khí nhà kính: Trung Quốc, Ấn Độ cùng đi đến một thỏa thuận ở tầm khu vực.
Việc kiến nghị thiết lập Diễn đàn Đông Á về biến đổi khí hậu toàn cầu cho thấy Việt Nam không chỉ bước đầu chủ động trong việc đối phó với thiên tai với mình mà còn tìm cách phối hợp với thế giới trong việc giải quyết những vấn đề lớn của nhân loại.
Khi đó, Việt Nam đã làm tăng sức mạnh mềm của chính mình, như lời của GS Joseph Nye, "ai làm cho người khác chịu lắng nghe mình, đó là người chiến thắng, dù là nước nhỏ hay lớn".
Bất chấp thất bại gây thất vọng của Hội nghị Copenhagen vừa qua, biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục là chủ đề nóng trong mối quan tâm của thế giới, điển hình như ở Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos tuần qua. Những thông điệp mạnh mẽ hơn đã được lãnh đạo các quốc gia đưa ra tại Davos.
Xuất hiện tại Diễn đàn Kinh tế thế giới, trong phiên thảo luận đặc biệt về Cộng đồng Đông Á, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã phát đi thông điệp Việt Nam muốn đi đầu trong nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam kiến nghị thành lập một Diễn đàn Đông Á về Biến đổi Khí hậu để đưa ra các biện pháp phối hợp hành động chung tại khu vực và đóng góp vào việc hình thành một khuôn khổ hợp tác toàn cầu xử lý thách thức to lớn này của nhân loại.
"Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức hội nghị đầu tiên của diễn đàn này trong năm 2010".
Với thông điệp đó, Việt Nam đang định vị chính mình ở tuyến đầu của cuộc chiến chống biến đối khí hậu toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới. Ảnh: Reuters
Hơn nữa, như ông Michael phân tích, với Copenhagen, đặc biệt là qua vòng đàm phán thứ 4, người ta có thể thấy rõ, sẽ không phải là Mỹ, hay Trung Quốc, Ấn Độ có thể đóng vai trò đi đầu. Mà các nước như Brazil, Mexico, Indonesia hay Việt Nam sẽ trở thành tiếng nói có trọng lượng trong giai đoạn hậu Copenhagen.
"Chính các bạn sẽ tạo nên một nhóm có trọng lượng, có khả năng xây dựng nền tảng một hiệp định mới về biến đổi khí hậu toàn cầu".
Việt Nam thậm chí còn có vai trò chiến lược hơn trong việc đóng vai trò dẫn đầu tại khu vực. "Các bạn có vị thế rất mạnh, ngay ở giữa trung tâm của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Việt Nam lại là nước duy nhất ở khu vực đã có những động thái tích cực như ra luật về bảo tồn đa dạng sinh học...", ông Micheal nói.
Việt Nam đã thể hiện rất rõ quyết tâm chính trị của mình trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Là nạn nhân của biến đổi khí hậu và sự nóng lên của Trái đất, ở giữa trung tâm của cuộc chiến, Việt Nam ra lời kêu gọi một diễn đàn khu vực để "đưa ra các biện pháp phối hợp hành động chung tại khu vực và đóng góp vào việc hình thành một khuôn khổ hợp tác toàn cầu".
Còn nhớ, chỉ vài tuần trước, trong chuyến thăm tới Việt Nam và gặp gỡ các giới, GS Joseph Nye, cha đẻ của thuyết sức mạnh mềm cũng đưa ra lời khuyên tương tự. "Việt Nam nên dẫn dắt ASEAN, đưa ASEAN có một thỏa thuận đối phó với biến đổi khí hậu".
GS Nye phân tích, là nước có khả năng chịu ảnh hưởng lớn, vì lợi ích của chính mình, Việt Nam cần dẫn đầu trong cuộc chiến ngăn biến đổi khí hậu.
"Thay vì đến dự hội nghị lớn như Copenhagen rồi quay lại cơ chế cũ như G77 và các nước giàu phản đối lẫn nhau không đưa tới đâu, chúng ta nhận thấy lợi ích chung giữa Việt Nam, ASEAN và nước khác để làm việc cùng nhau đưa giải pháp chung về biến đổi khí hậu".
Nhà tư tưởng đối ngoại hàng đầu của nước Mỹ tin rằng, chính sách Việt Nam đưa ra sẽ hấp dẫn Mỹ, Châu Âu và ASEAN, gia tăng sức hấp dẫn của Việt Nam, từ đó nâng cao uy tín và nhận được ủng hộ của các nước.
"Thế giới đã thấy rõ ý chí chính trị của Việt Nam trong ứng phó với vấn đề này, và rất nhiều đối tác sẵn lòng bắt tay với Việt Nam", ông Michael trao đổi với VietNamNet.
Là chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đang có trong tay cơ hội để "kể với thế giới câu chuyện của mình", "khiến thế giới muốn lắng nghe mình", nhất là trong vấn đề toàn nhân loại đang cùng lo lắng.
Tập hợp sự quan tâm, ủng hộ của các nước, tranh thủ cơ hội do năm Chủ tịch ASEAN mang lại, Việt Nam đang nỗ lực tạo dựng và củng cố sức mạnh mềm của mình với thế giới. Đó là câu chuyện của một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, biết chung tay lo các vấn đề của thế giới.
Và sẽ là hiệu quả hơn, nếu Diễn đàn Đông Á không chỉ thành hình với tư cách một "talk show", nơi người ta đến, phát biểu, mà là cơ chế của hành động, nơi các quốc gia có thể cùng ngồi lại, cùng thúc đẩy cam kết cắt giảm carbon và trách nhiệm của các nền kinh tế đang nổi, điều thế giới đã không thể đạt được với Copenhagen.
Với kinh nghiệm thành công của ASEAN trong vai trò người kết nối các nước lớn Đông Á, hi vọng Việt Nam sẽ đóng vai trò tích cực xây dựng một ASEAN thống nhất, cùng ngồi lại với các nước lớn Đông Á, trong đó có cả thủ phạm lớn của phát thải khí nhà kính: Trung Quốc, Ấn Độ cùng đi đến một thỏa thuận ở tầm khu vực.
Việc kiến nghị thiết lập Diễn đàn Đông Á về biến đổi khí hậu toàn cầu cho thấy Việt Nam không chỉ bước đầu chủ động trong việc đối phó với thiên tai với mình mà còn tìm cách phối hợp với thế giới trong việc giải quyết những vấn đề lớn của nhân loại.
Khi đó, Việt Nam đã làm tăng sức mạnh mềm của chính mình, như lời của GS Joseph Nye, "ai làm cho người khác chịu lắng nghe mình, đó là người chiến thắng, dù là nước nhỏ hay lớn".